CS:   Hà Nội
 
CS:  TP. HCM
 

Những điều cần biết về việc nuôi dạy trẻ cho các mẹ

18-06-2022 | 20442 lượt xem
“Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại mà là cơ thể đang phát triển và trưởng thành”.

1. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN BÀO THAI
1.1 Giới hạn
            Thời kỳ này bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh đến khi đứa trẻ ra đời, khoảng thời gian này trung bình là 270 - 280 ngày và được chia ra làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn phôi thai: trong 3 tháng đầu, là thời kỳ hình thành thai nhi.
- Giai đoạn thai nhi: từ tháng thứ 3 đến khi đẻ.



 
1.2. Đặc điểm sinh lý
- Giai đoạn phôi thai: đây là giai đoạn hình thành và sắp xếp tổ chức.
         -  Giai đoạn phát triển thai nhi: phát triển nhanh về chiều cao và cân nặng.
1.3. Đặc điểm bệnh lý
-  Giai đoạn phôi thai: rối loạn sự hình thành của thai nhi, có thể  gây quái thai, xảy thai, các dị tật bẩm sinh như.
-  Giai đoạn thai nhi: SDD bào thai, đẻ non, bệnh nhiễm trùng từ mẹ.
1.4. Phòng bệnh
- Với bà mẹ: ăn, uống đầy đủ; khám sức khỏe trước khi mang thai. Khám thai.
- Tư vấn di truyền, hướng dẫn các cặp vợ chồng mới kết hôn, các bà mẹ mang thai kiến thức về sức khỏe sinh sản.
2. THỜI KỲ SƠ SINH
2.1. Giới hạn: Từ lúc ra đời cắt rốn đến hết 4 tuần lễ đầu sau đẻ.
2.2. Đặc điểm sinh lý
- Thích nghi với môi tr­ường sống mới bên ngoài tử cung.
- Các hệ cơ quan làm việc: thở bằng phổi, tim mạch, tiêu hóa…..
- Có một số hiện t­ượng sinh lý như: vàng da, bong da, sút cân, ….
2.3. Đặc điểm bệnh lý
- Hậu quả của thời kỳ bào thai để lại như sứt môi, hở hàm ếch, tim tiên thiên…
- Trẻ có thể mắc bệnh liên quan với cuộc đẻ như gãy x­ương, lồi mắt, xuất huyết não.
- Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
2.4. Cách chăm sóc trẻ
- Đảm bảo vệ sinh vô trùng trong và sau sinh. Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh và đảm bảo lượng sữa cần thiết cho trẻ.
- Tiêm phòng: cần tiêm phòng lao, phòng viêm gan virus B ngay sau khi sinh.
3. THỜI KỲ BÚ MẸ
3.1. Giới hạn: Tiếp theo thời kỳ sơ sinh cho đến hết 12 tháng tuổi.
3.2. Đặc điểm sinh lý
- Trong thời kỳ này trẻ phát triển nhanh về thể chất:
- Hệ tiêu hoá chư­a phát triển hoàn chỉnh.
- Hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai là tiếng nói.
3.3. Đặc điểm bệnh lý
- Dễ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, SDD, tiêu chảy, còi xư­ơng...
- Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
3.4. Cách chăm sóc trẻ
- Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dư­ỡng.
- Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch tiêm chủng.
4. THỜI KỲ RĂNG SỮA
4.1. Giới hạn
Bắt đầu từ  lúc 2 tuổi đến 6 tuổi. Thời kỳ này được chia ra hai giai đoạn:
- Tuổi nhà trẻ: 2 - 3 tuổi.
- Tuổi mẫu giáo: 4 - 6 tuổi.
4.2. Đặc điểm sinh lý
- Thời kỳ này trẻ chậm lớn hơn, chức năng của các bộ phận hoàn thiện dần.
- Tinh thần và vận động phát triển nhanh.
- Phát trển nhanh ngôn ngữ, trẻ bắt đầu đi học vào cuối thời kỳ này.
- Thời kỳ này răng sữa sẽ được thay dần bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 5 - 6 tuổi.
4.3. Đặc điểm bệnh lý
- Ít mắc bệnh nhiễm trùng, khi mắc thư­ờng nhẹ.
- Các bệnh dị ứng như­ hen phế quản, dị ứng, viêm cầu thận cấp, thấp tim.
4.4. Cách chăm sóc trẻ
- Thực hiện lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn.
- Giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho trẻ.
5. Thời kỳ niên thiếu
6. Thời kỳ dạy thì
 
SỰ TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT TRẺ EM
 
1. SỰ PHÁT TRIỂN CÂN NẶNG
1.1. Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh đủ tháng mới đẻ có cân nặng trung bình là:
- Trẻ trai: 3100 ± 350 g
- Trẻ gái:  3060 ± 340 g.
1.2. Trẻ dưới 1 tuổi
Cân nặng tiếp tục tăng nhanh, nhất là trong 3 tháng đầu, sau đó chậm dần. So với cân nặng lúc đẻ, cân nặng tăng gấp đôi vào tháng thứ 6 và gấp 3 lần vào cuối năm. Công thức tính gần đúng cân nặng của trẻ dưới 1 tuổi:
Trẻ < 6 tháng: X(g) = Cân khi đẻ + (600 x n)
Trẻ > 6 tháng: X(g) = Cân khi đẻ + (500 x n)
Trong đó, n là số tháng
1.3. Trẻ trên 1 tuổi
Có thể tính gần đúng cân nặng bình thường của trẻ theo công thức sau:
- Trẻ 2 - 10 tuổi:          X(kg) = 9,5 + 1,5 (N - 1)
- Trẻ từ 11 - 15 tuổi: X(kg) = 21+ 4(N - 10).
Trong đó, X là cân nặng tính bằng kg, N là số tuổi tính theo năm.
2. SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO
2.1. Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ có chiều cao (dài nằm) là:
- Trẻ trai:          50 ± 1,6 cm
- Trẻ gái:          49,8 ± 1,5 cm
2.2. Trẻ dưới 1 tuổi
Trong năm đầu, chiều cao của trẻ phát triển nhanh nhưng không đồng đều.
Quí I: tăng trung bình 3,5 cm/tháng
Quí II: tăng trung bình 2 cm/tháng 
Quí III: tăng trung bình 1,5 cm/tháng
Quí IV: tăng trung bình 1 cm/tháng
 Như vậy, đến cuối năm thứ nhất, trẻ có chiều cao trung bình là 75 cm.
2.3. Trẻ trên 1 tuổi
Theo công thức sau: X(cm) = 75 + 5(N - 1)
Trong đó: X là chiều cao, N là tuổi tính theo năm.
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ
Quá trình phát triển thể chất của trẻ chịu ảnh hưởng của hai yếu tố cơ bản là yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.
3.1. Yếu tố nội sinh
- Vai trò của hệ thần kinh.
- Vai trò của nội tiết .
- Giới tính, chủng tộc.
- Các yếu tố di truyền.
- Các dị tật bẩm sinh
3.2. Yếu tố ngoại sinh
- Dinh dưỡng
- Bệnh  tật
- Điều kiện kinh tế xã hội                 
- Môi trường tự nhiên, xã hội
- Hoạt động thể chất
- Khí hậu, mùa
- Các chấn thương tâm lý.
 

 
SỰ PHÁT TRIỂN TINH THẦN - VẬN ĐỘNG Ở TRẺ EM
1. PHÁT TRIỂN TINH THẦN QUA CÁC LỨA TUỔI
1.1. Trẻ sơ sinh
Chăm chú nhìn mẹ nói chuyện, yên tĩnh khi được bế, quan sát chốc lát nguồn sáng di động, biết tránh những kích thích khó chịu.
1.2. Trẻ 2 tháng
Trẻ biết nhìn mặt người mỉm cười, hóng chuyện khi được nói chuyện, đưa mắt theo vật sáng di động, phát âm líu lo chủ yếu là nguyên âm.
1.3. Trẻ 3 tháng
Trẻ ham thích hoàn cảnh xung quanh, đưa mắt tìm nguồn tiếng động, nhìn vật di động theo mọi hướng.
1.4. Trẻ 4 - 5 tháng
Trẻ thích cười đùa với mọi người xung quanh, thích chơi trò chơi, hướng về tiếng nói hoặc tiếng động. Có thể phát âm một vài phụ âm.
1.5. Trẻ 6 - 8 tháng
Trẻ biết lạ, biết quen, phát âm được hai âm thanh rõ ràng, biết giơ tay ra khi được bế, biết sử dụng đồ chơi và tỏ ý bực bội khi bị lấy đồ chơi đi.
1.6. Trẻ 9 - 11 tháng
Các hoạt động tổng hợp và phân tích của võ não bắt đầu phát triển. Trẻ thể hiện thái độ, ý thức lựa chọn đồ chơi hoặc thức ăn.
1.7. Cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ hai
Hệ thống tín hiệu thứ hai hình thành và phát triển, đứa trẻ không những đáp ứng bằng vui mừng, sợ hãi mà còn đáp ứng bằng tiếng kêu.
1.8. Trẻ 2 tuổi
Biết nói câu có 2 - 3 từ, số từ phong phú dần, biết đòi đi vệ sinh.
1.9. Trẻ trên 2 - 3 tuổi
Lời nói phát triển nhanh, trẻ đặt nhiều câu hỏi, học thuộc bài hát ngắn, đặc biệt trẻ gái thích múa hát.
1.10. Trẻ 4 - 6 tuổi
          Ngôn ngữ phát triển nhanh, vốn từ lên tới hàng nghìn từ, bắt đầu nói thành câu, thích nghe kể chuyện và kể lại, trẻ học được những bài hát dài.
1.11. Trẻ 7 - 15 tuổi
2.  SỰ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
2.1. Trẻ sơ sinh
- Có các phản xạ sơ sinh, vận động hỗn loạn do trung tâm dưới vỏ chi phối.
- Ở tư thế treo ngang bụng, thân đứa trẻ rủ hoàn toàn.
2.2. Trẻ 2 tháng
Ở tư thế nằm sấp, trẻ có thể ngẩng đầu được một lúc.
2.3. Trẻ 3 tháng
Tư thế treo ngang bụng thì ngẩng cao hơn phần tay chân còn lại. Trẻ lẫy được từ ngửa sang nghiêng.
2.4. Trẻ 4 tháng
Lẫy được từ nghiêng sang sấp, vận động bàn tay cầm được đồ chơi trong chốc lát.
2.5. Trẻ 5 tháng
Lẫy được từ sấp sang ngửa, ngồi được khi có người đỡ nách.
2.6. Trẻ 6 tháng
Trẻ biết đưa tay ra với những đồ vật trông thấy, cầm đồ chơi trong lòng bàn tay.
Bắt đầu ngồi được một mình nhưng chưa vững, dễ bị đổ.
2.7. Trẻ 7 - 8 tháng
Tự ngồi được vững vàng, trẻ có thể tự cầm bánh đưa vào miệng ăn, đưa đồ vật từ tay này sang tay kia, biết vẫy tay chào…..cầm được đồ vật ở cả hai tay, có thể đập vào nhau để có tiếng động hoặc biết bỏ một cái để lấy cái khác.
2.8. Trẻ 9 tháng
Ngồi vững lâu, bò trên bàn tay và bàn chân, bắt đầu vịn lên thành giường, thành ghế để đứng lên, có thể nhặt vật nhỏ bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ.
2.9. Trẻ 10  -12 tháng
Trẻ đứng vịn vững, bắt đầu thích đi men mép vật chắn, thích đập đồ chơi vào bàn rồi quẳng xuống đất. Sử dụng các ngón tay dễ dàng hơn. Biết chỉ tay đòi vật mình ưa thích.
2.10. Trẻ 13 - 15 tháng
Trẻ đi men giỏi, bắt đầu tự đi một mình được vài bước.
2.11. Trẻ 16 - 18 tháng
Trẻ đi vững, đứng thẳng, mắt nhìn xa. Bắt đầu cầm cốc uống nước, cầm thìa…
2.12. Trẻ 2 tuổi
Trẻ có thể lên xuống cầu thang có người dắt, thích xếp đồ chơi thành hàng dài…
2.13 Trẻ 3 tuổi
Trẻ đi nhanh, chạy, leo lên bậc cửa, các động tác tay khéo léo, thích tự mặc quần, áo.
2.14. Trẻ 4 - 6 tuổi
Đôi tay khéo léo lên nhiều, biết cầm dao, cầm kéo, buộc dây. Đi lên xuống cầu thang dễ dàng, đi xe ba bánh, đi cầu bập bênh.
2.15. Trẻ trên 6 tuổi
Trẻ chạy, nhảy nhịp nhàng, sử dụng thành thạo 2 ngón tay, trẻ biết viết thành thạo, biết chơi các môn thể thao.




Cách nuôi dạy trẻ cơ bản cho các mẹ 




Bài tham khảo thêm 


Dịch vụ in mau
Dịch vụ photocopy 
In sinh viên